Đại biểu Quốc hội Thành phố tiếp xúc cử tri các quận, huyện: Hà Đông, Thanh Trì, Thanh Oai (09:12 09/10/2024)


HNP - ​Ngày 8/10, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội (đơn vị bầu cử số 6) đã có buổi tiếp xúc cử tri quận các quận, huyện Hà Đông, Thanh Trì và Thanh Oai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở UBND huyện Thanh Oai, kết nối trực tuyến đến các điểm cầu tại quận Hà Đông và huyện Tranh Trì.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu huyện Thanh Oai


Tại Hội nghị, đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội thông báo dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV và báo cáo kết quả trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri tại kỳ tiếp xúc cử tri trước. Theo đó, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 03/12/2024. Kỳ họp tiến hành theo 02 đợt: Đợt 1 từ ngày 21/10 đến 12/11/2024; Đợt 2 từ ngày 20/11 đến 03/12/2024. Dự kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung. Trong đó có 29 nội dung về công tác lập pháp; 10 nhóm nội dung về kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát, nhân sự và quyết định các vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền.
 
Đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu quận Hà Đông
 
Phát biểu tại Hội nghị, cử tri huyện Thanh Oai nêu 3 ý kiến gồm: cử tri thị trấn Kim Bài đề nghị Chính phủ sớm trình Ủy Ban thường vụ Quốc hội về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính của thành phố Hà Nôi; kiến nghị Ủy Ban Thường vụ Quốc hội sớm ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính để các cấp tổ chức Đại hội Đảng cấp cơ sở đảm bảo theo quy định. Cử tri xã Xuân Dương, đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét  tăng mức hỗ trợ, phụ cấp đối với lực lượng y tế cấp cơ sở, khi hiện nay phụ cấp chi trả cho y tế thôn còn thấp để đảm bảo tốt cho công tác phòng chống dịch bệnh và hoạt động các chương trình y tế. Cử tri xã Phương Trung đề nghị Đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội và các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết thống nhất sử dụng một bộ sách giáo khoa; việc cấm xe công nông, xe tự chế không hợp lý đối với địa phương còn sản xuất nông nghiệp và quan tâm chế độ phụ cấp cho các trường hợp không có lương hưu công tác tại các Hội, đoàn thể.
 
Tiếp đó, cử tri các quận, huyện đã kiến nghị một số nội dung liên quan đến đời sống dân sinh. Trong đó, cử tri phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét sớm di dời nhân dân thuộc hành lang thoát lũ hoặc nghiên cứu cấp phép tạm cho nhân dân có nhà ở thuộc hành lang thoát lũ đã xuống cấp được xây dựng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt.
 

Cử tri huyện Thanh Oai kiến nghị tại buổi tiếp xúc 

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội (đơn vị bầu cử số 6) đã tiếp thu những ý kiến cử tri nêu; đồng thời khẳng định các ý kiến của cử tri sẽ được tổng hợp đầy đủ, gửi đến Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, trả lời cử tri trong thời gian sớm nhất. Riêng ý kiến của cử tri quận Hà Đông đã được UBND thành phố Hà Nội trả lời: Tại khoản b Điều 27 Luật Đê điều 2006 quy định về việc xử lý công trình, nhà ở chưa có trong phạm vi bảo vệ đê điều như sau: “Những công trình, nhà ở hiện có không phù hợp với quy hoạch thì phải di dời; trong khi chưa di dời được thì có thể sửa chữa, cải tạo để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nhưng không được mở rộng diện tích mặt bằng…."; như vậy việc cử tri đề nghị cấp phép tạm sẽ chưa có cơ sở để giải quyết, riêng việc di dời, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội sẽ có ý kiến với UBND Thành phố lưu ý sớm xem xét, có phương án.

Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội (đơn vị bầu cử số 6), ông Phạm Đức Ấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri và sẽ chuyển đến các cấp có thẩm quyền giải quyết trong thời gian sớm nhất.


Thu Hằng


Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t